Tác giả :


HỘI THẢO "CÔNG NGHỆ VI MẠCH

VÀ NHU CẦU VỀ NGUỒN NHÂN LỰC" 

Sáng ngày 13/3/2015, tại phòng họp II, tòa nhà trung tâm trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã diễn ra buổi hội thảo “Công nghệ vi mạch và nhu cầu về nguồn nhân lực” do trung tâm Nghiên cứu - Đào tạo Thiết kế vi mạch (ICDREC) thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM,  kết hợp với trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tổ chức thực hiện. Buổi hội thảo diễn ra với sự tham gia của GS.TSKH. Đặng Lương Mô_ cố vấn cao cấp trung tâm ICDREC, cố vấn Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM, Chủ tịch danh dự Hội công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM, TS. Nguyễn Minh Tâm_Trưởng khoa Điện - Điện Tử, PGS.TS. Trần Thu Hà_Giám đốc trung tâm Việt Nhật (VJEC), trưởng bộ môn Cơ sơ Kỹ thuật Điện tử, TS. Lê Sĩ Kiên_Phó Khoa Điện - Điện Tử cùng 300 bạn sinh viên.


Đông đảo thầy cô và sinh viên tham gia Hội thảo

Đây là lần thứ 2 trung tâm ICDREC đến với trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Lần này trung tâm ICDREC muốn giới thiệu trực tiếp đến sinh viên về các nghiên cứu trong công nghệ vi mạch, hướng phát triển cũng như các khóa đào tạo chuyên sâu, chương trình thực tập sinh nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, vững tay nghề, tiến tới xuất khẩu lao động sang Nhật học tập và làm việc, đem lại những nguồn lợi lớn.

GS.TSKH Đặng Lương Mô là nhà khoa học đi tiên phong trong việc phát triển ngành công nghệ vi mạch tại Việt Nam,  đã có những chia sẻ về quá trình ra đời, phát triển công nghệ vi mạch tại Việt Nam, những lợi ích do công nghệ vi mạch đem lại, các xu hướng phát triển, cũng như nhu cầu nguồn nhân lực.


GS. TSKH Đặng Lương Mô

ThS. Lê Trầm Ngọc Dũng - Trưởng phòng Đào tạo - Đối ngoại trung tâm ICDREC, đã giới thiệu về quá trình thành lập, phát triển, các sản phẩm và khóa đào tạo, chương trình thưc tập sinh của ICDREC.Về chương trình đào tạo tổng cộng có 27 khóa. Với 10 khóa ứng dụng vi mạch và hệ thống nhúng, 7 khóa thiết kế vi mạch số, 8 khóa thiết kế vi mạch tượng tự, vá 2 khóa thiết kế DSP trên FPGA. Công nghệ về IP core và quá trình thiết kế IP core cũng được đề cập đến để các bạn sinh viên dễ hình dung, biết được các công việc phải làm ứng với các chức vụ cụ thể.

Cuối chương trình là phần sinh viên đặt câu hỏi, nội dung các câu hỏi xoay quanh vấn đề: đối tượng có thể tham gia các khóa đào tạo, nên tham gia khóa đào tạo nào thì ra trường dễ xin việc, ứng dụng nhiều, các thắc mắc trong công nghệ vi mạch,…

Buổi hội thảo đã giúp các bạn sinh viên định hướng được sự phát triển công nghệ vi mạch, làm cho khái niệm này không còn xa lạ. Đồng thời, chỉ ra nhu cầu xã hội mà sinh viên cần phải đáp ứng sau khi ra trường.


Trao quà cho các sinh viên may mắn
Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo:

Sinh viên chăm chú theo dõi báo cáo

Sinh viên chăm chú theo dõi báo cáo

Sinh viên chăm chú theo dõi báo cáo

Same, Huynh Hieu, Quốc Thanh


Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

FACEBOOK

Copyright © 2013, Khoa Điện Điện Tử, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - TP.HCM

Địa chỉ: 01 Võ Văn Ngân, Thành phố Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 38960985 - (028) 38972455, Hotline: 0836107961

E-mail: feee@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng:15,870

Tổng truy cập:324,790