I. Chức năng
1. Nâng cao hiểu biết, kiến thức cho cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh và sinh viên về nguyên lý vận hành, chức năng các thiết bị trên lưới điện thực tế.
2. Nâng cao chất lượng giảng dạy thực hành các lãnh vực liên quan đến cung cấp điện.
3. Tiếp cận kỹ thuật mô hình hóa và phỏng các hệ thống cung cấp điện.
4. Là cơ sở nghiên cứu khoa học cho các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh vàsinh viên, đồng thời là cơ sở tái đào tạo cho các cán bộ kỹ thuật đang công tác liên quan đến các lãnh vực cung cấp điện tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty điện lực, các chi nhánh điện…
II. Thiết bị
Thiết bị trang bị cho phòng thí nghiệm cung cấp điện được cung cấp mang tính hiện đại, hệ thống và đồng bộ bởi hai nhà sản xuất thiết bị dạy học hàng đầu thế giới: LD Systeme AG & Co (Leybold -CHLB Đức) và De Lozenzo Group (Ý).
1. Bộ thiết bị phát điện bao gồm các mô đun:
◾ Máy điện đồng bộ ba pha
◾ Bộ điều khiển điện áp kích từ
◾ Khối máy cắt
◾ Bộ đồng bộ hoá
◾ Bộ kiểm soát điều chỉnh điện áp
◾ Bộ điều khiển cosj máy phát
◾ Bộ điều khiển công suất tác dụng của máy phát
◾ Bộ tự động đồng bộ hoá
2. Bộ thiết bị truyền tải và phân phối điện năng bao gồm các mô đun:
◾ Máy biến áp ba pha
◾ Mô hình đường dây truyền tải
◾ Tụ điện đường dây truyền tải
◾ Mô đun máy cắt công suất
◾ Bộ bù sự cố chạm đất
◾ Hệ thống thanh góp kép ba pha
◾ Công tắc điện tử
3. Bộ thiết bị bảo vệ hệ thống điện năng bao gồm các mô đun:
◾ Các máy biến dòng và máy biến áp
◾ Rơ le quá áp/thấp áp
◾ Rơ le định hướng
◾ Rơ le quá dòng có đặc tính thời gian ngược
◾ Rơ le quá dòng có đặc tính thời gian xác định
◾ Rơ le bảo vệ kiểu khoảng cách
◾ Rơ le định hướng một pha
◾ Rơ le cảnh báo sự cố chạm đất
◾ Rơ le bảo vệ biến áp kiểu so lệch
◾ Rơ le định hướng ba pha
◾ Tải L-C
◾ Mô đun máy cắt công suất
◾ Mô hình đường dây truyền tải cao áp
4. Bộ thiết bị sử dụng năng lượng bao gồm các mô đun:
◾ Bộ điều khiển công suất phản kháng
◾ Bộ tụ bù đóng cắt được
◾ Điện năng kế 3 pha
◾ Đồng hồ đo công suất cực đại
◾ Bộ chỉ thị công suất phản kháng
III. Các bài thí nghiệm/thực hành
Các bài thí nghiệm/thực hành được trình bày song ngữ Anh-Việt, mang tính chuyên nghiệp, rõ ràng và cụ thể. Điều này cho phép sinh viên dễ dàng nắm bắt công nghệ, tiếp cận và thực hiện đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Một số bài thí nghiệm/thực hành đặc trưng bao gồm:
1. Máy phát điện đồng bộ và các mạch đồng bộ hoá
2. Điều khiển trạm điện
3. Máy biến áp ba pha
4. Mô hình đường dây truyền tải
5. Hệ thống truyền tải năng lượng với tải RLC
6. Đường dây đấu nối tiếp và song song
7. Hệ thống thanh góp kép ba pha
8. Máy biến dòng và máy biến áp
9. Rơ le bảo vệ
10. Bảo vệ đường dây truyền tải
11. Bù công suất phản kháng với tải dung kháng
12. Đo công suất tiêu thụ và chỉ thị tải đỉnh